1. Đặc sản cơm dừa Bến Tre ngon nhất
Cách làm cơm dừa Bến Tre khá cầu kỳ, công phu khi chọn trái dừa xiêm thật vừa ăn, khéo léo vạt một phần trên đầu quả dừa để trút nước ra và tận dụng miếng cắt đó làm nắp đậy khi nấu.
Gạo để nấu cơm dừa phải chọn loại gạo ngon, đem vô sạch bằng nước sạch và lần vo cuối cùng phải là nước dừa. Sau đó, để ráo nước, trút gạo vào trái dừa và bằng kinh nghiệm của mình, người nấu sẽ cho một lượng nước dừa vừa đủ vào rồi đậy kín lại.
Cơm dừa đặc sản Bến Tre. Ảnh: IT |
Tiếp đó, người nấu cho trái dừa vào hấp cách thủy trong nồi cho đến chín vì thế mỗi hạt cơm đều hòa quyện hương vị ngọt béo tuyệt vời của nước dừa, cái dừa. Khi cơm chín có màu vàng nhạt do thẩm thấu hơi dầu từ cơm dừa.
Tôm đất sau khi sơ chế sạch sẽ, rửa sạch, để ráo và ướp các loại gia vị cho thấm đều thì bắp chảo lên rang với nước cốt dừa. Chú ý nên để lửa nhỏ chờ nước cốt dừa ngấm vào tôm chuyển màu đỏ quạch thì đó là lúc món tôm đất rang dừa đã hoàn thành.
Cơm dừa đặc sản Bến Tre. Ảnh: IT |
Ăn cơm dừa Bến Tre không nên ăn bằng chén mà ăn trực tiếp trong trái dừa mới cảm nhận đầy đủ hương vị tuyệt vời mùi thơm của cơm dừa hòa quyện cùng vị ngon của tôm rang dừa. Vị mặn mặn, ngọt ngọt, beo béo… của hai món ăn này sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm ẩm thực khó quên khi đến vùng đất Bến Tre.
2. Đặc sản Bến Tre ngon nhất chuối đập
Nguyên liệu và cách làm món chuối đập khá đơn giản, gồm: chuối và lò nướng. Chuối phải là chuối Xiêm ‘chín hường hường’ theo cách gọi của người miền Tây nghĩa là vỏ còn xanh vừa chuyển vàng.
Lí do chọn ‘chuối hường hường’ vì chuối quá chín khi đem nướng lên bị nhão, không ngon.
Chuối đập đặc sản Bến Tre |
Người ta dùng dao cắt dọc trái chuối rồi bỏ lên lửa than nướng cho đến khi ráo nước rồi đem xuống. Tiếp đó, cho trái chuối vào túi ni-lông rồi dùng vật nặng đập dẹp.
Tiếp đó, cho chuối lên nướng tiếp, chú ý khi nướng phải trở bề chuối liên tục để tránh bị khét. Khi thấy màu chuối vàng ngà, dùng đũa nhấn vào thấy giòn thì món ‘chuối đập’ đã hoàn thành.
Cho miếng chuối đập vào dĩa, chế nước cốt dừa lên ngập miếng chuối. Vừa bóc từng miếng chuối giòn tan vừa húp nước cốt béo ngậy đến muỗng cuối cùng thì còn gì bằng.
3. Đuông dừa Bến Tre
Bằng kinh nghiệm của mình, người ta lựa đúng thời điểm chặt dừa nhằm bắt được những con đuông mập, béo tròn. Ngon nhất là những con to bằng ngón cái chưa mọc cánh.
Đuông dừa Bến Tre |
Đuông dừa có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nhưng đảm bảo người sành ăn sẽ không thể nào bỏ qua. Món ngon từ đuông đừa có thể sánh ngang với những món ăn từ các loại côn trùng khác như cào cào, kiến, bọ cạp…
Đầu tiên là món đuông nướng dừa hoặc nướng than hoa rất được du khách yêu thích tìm kiếm để thưởng thức. Ngoài ra, món đuông dừa tẩm bột chiên giòn béo ngậy, dễ ăn và ăn ‘đúng điệu’ khi kèm với rau thơm, ớt khiến món ăn đậm đà khó tả.
Có một món ăn từ đuông dừa mà ai cũng không thể bỏ qua vì vừa lạ vừa ngon với cách chế biến khá cầu kỳ, công phu là đuông hấp xôi hay cháo đuông nấu cùng nước cốt dừa béo ngậy ăn một lần nhớ mãi.
Đuông dừa tắm nước mắm |
Ngoài ra, du khách phải là người vô cùng can đảm mới dám thưởng thức món đuông dừa lội sông (đuông tắm nước mắm ăn sống). Cách làm đuông dừa tắm nước mắm là đuông dừa sơ chế sạch sẽ, giữ cho còn sống cho bát nước mắm ớt cay. Thực khách dùng đũa gắp lấy một con đuông bơi loi choi cho vào miệng, nhai vỡ một cách từ từ và cảm nhận được vị ngọt bùi như vị lòng đỏ trứng gà hòa quyện vị pho mát vô cùng ấn tượng.
Có thể bạn thích:
4. Rượu dừa đặc sản Bến Tre
Cách làm rượu dừa Bến Tre cầu kỳ, công phu phải lựa chọn tỉ mỉ, từng chút một không được bỏ qua bất kỳ công đoạn nào. Trái dừa phải là dừa già, cơm dày, béo thơm và phải có hình dáng đẹp, nặng từ 1,2 kg đến 1,4kg.
Người ta lột hết vỏ dừa, mài nhẵn gáo dừa và đánh bóng thật trơn láng để thành bầu rượu đẹp ấn tượng. Kế đến là khéo léo khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả dừa, mục đích là tiêm hỗn hợp nếp cái, men vào theo một tỷ lệ nhất định, hàn kín lại.
Sau đó, đem ủ từ 15 đến 20 ngày là bình rượu dừa đầy đủ sắc, hương, vị đã hoàn thành. Rượu dừa ngon nhất có màu trắng ngà, vân vẩn đục với những chấm xác dừa lửng lơ.
Đặc sản Bến Tre – rượu dừa |
Ai từng một lần nếm thử rượu dừa hẳn khó quên vị cay nhè nhẹ, vị mát với hương thơm đặc trưng của trái dừa Bến Tre.
Rượu dừa Bến Tre với hương vị riêng có thể sánh ngang với những danh tửu ba miền như rượu cần, rượu Bàu Đá, rượu táo mèo.
Có thể bạn thích:
5. Kẹo dừa đặc sản ngon nhất Bến Tre
Để có được kẹo dừa béo ngọt, thơm thì nguyên liệu phải lựa chọn kỹ lưỡng và biến tấu nhiều hương vị khác nhau để hấp dẫn du khách. Thóc nếp ngon nấu mạch nha, đường nấu kẹo có màu vàng như nghệ, dừa khô rám vàng để tạo hương vị đặc trưng, nước cốt có độ ngọt thanh.
Kẹo dừa Bến Tre. Ảnh: IT |
Đến Bến Tre, có thể bạn chưa biết thương hiệu kẹo dừa Bến Tre nổi tiếng phải không? Hãy tham khảo những thương hiệu kẹo dừa Bến Tre nổi tiếng ai cũng biết:
Đặc biệt, kẹo dừa Hồng Vân có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước vì thế nếu chưa có cơ hội đến Bến Tre bạn cũng có thể thưởng thức kẹo dừa.
Kẹo dừa Thanh Long có dây chuyền đóng gói tự động, mẫu mã đẹp, bắt mắt, nhiều dòng sản phẩm hương vị khác nhau. Kẹo dừa Thanh Long không chỉ xuất hiện trong nước mà còn được xuất khẩu sang Mỹ, Úc,…
6. Bì cuốn đặc sản ngon nhất Bến Tre
Cách làm món bì cuốn miền Tây ngon nhất ngoài những thành phần phụ trợ phải có như rau, bún, thì ‘bì’ chính là hỗn hợp thịt ba rọi với da heo cắt nhỏ trộn lẫn với nhau mang lại hương vị tuyệt hảo nhất.
Bì cuốn Bến Tre. Ảnh: IT |
Tiếp đó, đem da luộc riêng rồi thái mỏng thành đoạn dài chừng 5 cm. Nếu không dùng da heo thì có thể dùng lỗ tai heo luộc thái mỏng thì càng ngon hơn. Cuối cùng, người ta sẽ lấy thịt cắt đoạn nhỏ trộn với da thái mỏng và nêm nếm gia vị cho thật vừa ăn.
Đặc biệt, dù chỉ là một thành phần nhỏ nhưng ‘thính’ quyết định sự thành công của bì cuốn. Cách làm thính cũng khá đơn giản, người ta đem gạo rang cho cháy vàng rồi đâm nhuyễn hoặc xay nhuyễn ra. ‘Thính’ đem trộn với ‘bì’ sẽ dễ ăn hơn và không bị ngấy mỡ.
Có thể bạn thích:
7. Củ hũ dừa đặc sản Bến Tre
Củ hũ dừa có thể ăn sống hoặc chế biến thành những món ăn độc đáo như củ hũ dừa xào lòng gà, củ hũ dừa bóp xổi, gỏi củ hũ dừa.
Củ hủ dừa Bến Tre |
Cách chế biến củ hũ dừa khá đơn giản, đầu tiên củ hũ dừa đem về tùy theo sở thích mà cắt khúc hoặc thái lát mỏng. Để củ hũ dừa có độ giòn và giữ được màu trắng thì người ta ngâm với nước đá có hòa nước cốt chanh tươi.
Sau khi hoàn thành, gỏi củ hủ dừa có vị chua ngọt vị, giòn thơm, ít béo lại thanh đạm nếu ăn kèm bánh phồng tôm chấm cùng nước chấm chua ngọt thì không còn gì bằng.
Gỏi củ hủ dừa |
Ngoài ra, củ hũ dừa đem xào tôm khiến du khách nhớ mãi. Tôm tươi sơ chế sạch sẽ, để ráo rồi phi thơm với tỏi. Tiếp đó cho cà rốt, củ hũ dừa, nước dùng và nêm dầu hào, gia vị, bột nêm, đường. Khi món xào chín thì cho cần tàu thái khúc vào trộn đều, nhắc ra và rắc tiêu ăn với cơm trắng, nước tương mắm ớt.
8. Bánh tráng Mỹ Lồng
Nguyên liệu chính là gạo, đó là thứ gạo sỏi từ một giống lúa đặc biệt đặc sản Trà Vinh. Gạo sỏi được chọn vì loại gạo này chịu được thời tiết khô hạn nên khi xay làm bánh thì bánh mới không bị vỡ hay bị co lúc đem phơi nắng lâu ngày.
Ngoài ra, tùy loại bánh ngọt hay mặn mà người ta thêm đường hoặc muối vào cùng với các vị trái cây như sầu riêng, xoài, dưa gang… để hương vị thêm phong phú và thu hút khách hàng.
Bánh tráng nướng |
Công đoạn phức tạp nhất khi làm bánh tráng là tráng bánh. Công đoạn này thường dành cho những lành nghề nhất để có được những cái bánh được tráng đều và đẹp.
Bột nước sẽ được múc từng vá và đổ đều lên mặt vải, tán mỏng, bánh vừa trở mình trong vắt là dùng ống tre nhấc ra, rồi trải đều sang phên dừa.
Sau đó, người ta sẽ đem bánh đi phơi nắng cũng phải có kinh nghiệm vừa đủ nắng để bánh đạt chuẩn là mịn, không có lỗ khí nổi lên. Nếu nắng nhiều quá bánh sẽ bị giòn, dễ vỡ. Còn ít nắng thì bánh bị chai sần đi không ngon.
Bánh tráng phơi đạt chuẩn có thể nướng dưới than củi thật hồng, trở thật đều tay để bánh chín vàng không bị cháy khét.
Bánh tráng Mỹ Lồng vị ngọt béo thơm, cho vào miệng nhâm nhi nhai từng miếng thưởng thức khiến du khách mê mẩn, khó quên.
Có thể bạn thích:
9. Bánh phồng Sơn Đốc, đặc sản Giồng Trôm, Bến Tre
Nguyên liệu làm bánh phồng là loại nếp ngon nhất, còn nước cốt dừa phải chọn lấy từ trái dừa khô. Tất nhiên, không thể thiếu tay nghề của người làm bánh, khi trở bột chú ý trở nhanh, liên tục và phải đều thì khi đó bột mới nhuyễn, khi bánh đem nướng mới nổi, xốp, giòn ngon.
Bánh phồng Sơn Đốc. Ảnh: IT |
Bánh tròn hay không phụ thuộc vào người bóc bột khéo léo bóc đều từng viên bột có trọng lượng như nhau chứ không phải viên nhỏ, viên to thì chẳng đẹp mắt chút nào.
Ảnh IT |
Bánh phồng Sơn Đốc là một làng nghề ở ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, Bến Tre. Làng nghề này đã tồn tại hơn 100 năm và nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.
10. Bánh canh bột xắt thịt vịt đặc sản Bến Tre ngon nhất
Bến Tre có một đặc sản ăn một lần nhớ mãi là bánh canh bột xắt thịt vịt. Nhiều du khách thắc mắc không hiểu tại sao gọi là bánh canh bột xắt thì được giải thích là khi nấu, bột được xắt bằng tay theo kiểu thủ công nên gọi là bột xắt.
Cách làm bánh canh bột xắt thịt vịt quan trọng ở chọn gạo làm bột nên chọn gạo không quá dẻo rồi đem ngâm cho mềm. Sau đó đem xay, rồi bồng cho ráo nước, khi chỉ còn bột tinh dùng tay cảm nhận có độ dẻo mịn là lúc đem nhồi.
Lúc nhồi xong thì người nấu sẽ chia bột thành từng phần nhỏ, dùng chai thủy tinh áp vào bột lăn qua lăn lại cho bột mỏng vừa thì đem đi xắt, vừa xắt vừa xoay chai để bột rơi xuống nồi nước thành từng sợi.
Điều cần chú ý là khi xắt bột, nồi nước phải thật sôi mục đích là cho bột chín trong và nổi lên mặt nước. Bằng kinh nghiệm của mình, người nấu phải dùng đũa dài khuấy nhẹ vào nồi cho sợi bánh không đóng cục lại mà rời ra.
Đã gọi là bánh canh bột xắt thịt vịt tất nhiên không thiếu thịt vịt. Vịt phải là loại nuôi nhà, ăn lúa, ốc thì càng ngon. Vịt làm sạch, chặt miếng vừa ăn, đem ướp gia vị như hành, tiêu, muối… và để một lúc cho gia vị thẩm thấu vào từng miếng thịt.
Đặc biệt, món bánh canh bột xắt thịt vịt không thể thiếu miếng huyết vịt đông nếp dẻo và chén nước chấm mắm gần. Hai món phụ trợ này giúp tăng thêm độ ngon đặc trưng cho đặc sản Bến Tre.
11. Đặc sản Bến Tre cháo cua đồng
Để có món cháo cua đồng ngon ‘đúng điệu’ thì phải nấu trong nồi đất để giữ nguyên hương vị ngọt lành của món ăn.
Đặc biệt, rau ăn kèm cháo cua phải là rau đắng, ngắt đọt non bỏ vào nồi để vị đắng của rau át vị tanh của cá, cua. Ngoài ra, để nồi cháo cua đồng thêm ngọt lành thì không thể thiếu mướp hương, mồng tơi, rau ngót, kèo nèo, bông bí, bông thiên lý tùy mùa.
Những ngày tiết trời lành lạnh, mưa lâm râm, ngồi bên nồi cháo cua đồng bốc khói nghi ngút, húp muỗng cháo, làm ly rượu đế thơm nồng quả thật chẳng có gì tuyệt vời hơn.
12. Canh chua cá linh bông so đũa
Chọn cá linh nấu canh chua phải lựa chọn con lớn, đem về cắt ngang phía dưới mang, nặn cho mật vọt ra và giữ lại ruột. Bông so đũa đầu mùa ăn rất ngọt, cuối mùa thì đắng lại có nhiều sâu, cũng là lúc cá linh ăn hết béo! Bông so đũa chọn hái bông búp, mới nở rồi đem về lặt sạch hết nhụy, cuống.
Nguyên liệu làm chua canh có thể là me hoặc chanh, rau nêm là ngò gai. Khi nấu nên chuẩn bị một tô nêm, gồm có các loại gia vị: rau thơm xắt nhỏ, ớt, đường, muối hoặc nước mắm…
Chờ nước thật sôi thì cho cá vào đậy nắp nồi lại. Khi nước sôi lần nữa cho tiếp bông so đũa vào. Chú ý dùng đũa đè chìm bông so đũa ngập nước nóng nhưng không được quậy đũa quá mạnh cá bị nát.
Trước khi nêm nếm vừa ăn nên bắc nồi canh xuống bếp. Những đầu bếp lành nghề thường nêm canh chua có vị không chua quá cũng không quá ngọt, mà ngót ngót là được.
Múc canh chua ra tô lớn, nhìn những chấm mỡ li ti của cá linh nổi lên trên mặt nước canh và khói từ tô bốc lên thơm ngạt ngào trông ngon vô cùng.
Ăn canh chua không thể thiếu nước mắm nguyên chất cùng vài lát ớt sẽ kích thích vị giác, khiến món ăn thêm đậm đà, khó quên.
Nếu bạn chưa biết cách pha nước chấm ngon nhất hãy tham khảo bài viết dưới đây:
13. Chuột dừa đặc sản Bến Tre
Khi cơm chín cũng là lúc chuột chín tới. Lúc này, hương thơm của gạo thẩm thấu vào từng thớt thịt chuột trắng phau thơm phưng phức.
Đem thịt chuột ra xé phay trộn với rau răm, nặn miếng chanh. Thịt chuột chín hơi cơm chấm với muối tiêu, muối ớt vắt chanh thì ngọt, ngon phải biết.
Đem thịt ướp với ớt, tỏi, ngũ vị hương, nước mắm, đường, bột ngọt… khoảng 15 phút cho gia vị thấm vào thịt.
Sau đó, cho thịt vào chảo xào sơ, rồi đổ nước dừa vào. Nhớ vặn lửa nhỏ vừa lật qua lật lại cho thịt chín vàng ươm cả hai bề là ngon nhất.
Đặc sản Bến Tre – Chuột dừa áp chảo |
Nướng chuột dừa bạn đừng dùng lò nướng mà dùng lửa than mới ‘đúng điệu’. Bạn có thể dùng vỉ hoặc cặp gắp nướng đến khi thịt chuột khô, vàng, thơm là dùng được.
Chuột dừa nướng ngon hơn khi chấm với nước tương ớt hay nước mắm tỏi ớt. Mùi thơm tỏa ra thơm phức và tuyệt hơn khi ăn theo cách của người dân xứ dừa là dùng cùng cơm nếp nấu nước cốt dừa hay xôi.
Trước khi kho với nước dừa nên đem thịt chiên vàng trước sau đó cho vào nồi, chế nước dừa vào đun với lửa nhỏ vừa. Khi nước sôi và cạn thì tiếp tục châm thêm đến 2 lần rồi mới bắc xuống, gắp thịt ra dĩa.
Khi thưởng thức thì rắc thêm đậu phộng rang xay nhuyễn lên trên thịt chuột. Chuột kho nước dừa ngon nhất khi ăn cùng xà lách rau thơm, muối tiêu chanh.
14. Bánh xèo ốc gạo
Cồn Phú Đa là nơi hiếm hoi sản sinh ốc gạo nhiều nhất miền Tây vào tháng 4-5 âm lịch và tết Đoan Ngọ sẽ là thời điểm ốc gạo đạt đỉnh điểm về số lượng.
Cồn này là một trong những nơi hiếm hoi ở miền Tây có số lượng sinh sản của ốc gạo đông đảo nhất. Hàng năm, ốc gạo sinh sôi nhiều nhất vào tháng 4-5 âm lịch, nhưng con ốc gạo đạt đỉnh điểm về số lượng phải vào Tết Đoan Ngọ.
Bánh xèo ốc gạo. Ảnh: IT |
Ốc gạo thịt trắng đục, béo thơm được rải đều trong lòng bánh. Bắc chảo lên và xoay vòng một cách nhẹ nhàng cho bột tráng đều thành một hình tròn, mép bánh không bị rách. Để khi ăn không có cảm giác ngấy thì thêm củ sắn xắt sợi nhỏ và ít giá.
Bánh xèo ốc gạo. Ảnh: IT |
Bánh xèo đem lên, thực khách gắp miếng bánh, cuốn vào lá cách, nhẹ nhàng chấm nguyên cuộn bánh vô chén nước mắm tỏi ớt cho vào miệng. Hương vị ngọt lành của đặc sản chốn đồng quê khiến thực khách muốn ăn tiếp không thôi.
15. Bánh dừa Giồng Luông
Tuy nhiên, do đất bạc màu, sỏi đá không có chuối lấy lá gói bánh nên các chị lấy phần đọt non của cây dừa nước để gói bánh. Thế là, bánh dừa xứ Vĩnh Bắc (hay bánh dừa Giồng Luông) ra đời từ đó.
Nói thì dễ nhưng chỉ những người lành nghề mới quấn được nồng khéo léo, đều và đẹp.
Tiếp theo là gói bánh, người gói từ từ cho nếp vào và ép chặt, rồi cho nhân như chuối, đậu xanh, đậu đen vào. Dây để buộc bánh dừa Giồng Luông nhất định phải là dây lạt hoặc gân lá, buộc dây vừa phải không quá chặt không quá lỏng.
Gói xong, bánh được cột thành chùm đem hấp, lửa hấp bánh phải đều vừa phải không quá lớn không quá nhỏ. Để màu bánh được tươi, đẹpnhớ bỏ vào một ít phèn chua vào nước.
Để cảm nhận hương vị tuyệt vời béo ngậy của nước cốt dừa, độ dẻo của nếp trong bánh phải ăn lúc bánh vừa nguội khi vừa lấy ra từ lò hấp.
16. Đặc sản khô Bến Tre
Bến Tre có biến vì thế nhiều loại hải sản phong phú, đa dạng chủng loại. Nếu đến các bãi biển ở Bến Tre, bạn sẽ được thưởng thức hải sản tươi ngon nhất vừa bắt lên từ biển. Còn muốn mua đặc sản Bến Tre về làm quà thì hãy lựa chọn đặc sản khô Bến Tre.
Khô mực một nắng
Khô mực một nắng được làm từ mực tươi được ngư dân Bình Đại – Bến Tre câu dính và treo phơi khô giữa biển khơi. So với mực ghe cào, mực câu thân to, thẳng, dày, ăn rất thơm, ngon và ngọt hơn. Đặc biệt, mực một nắng của ngư dân không hề có hóa chất xử lý vì thế an toàn cho sức khỏe người dùng.
Khô cá đuối
Đây là loại cá đuối dĩa sống ở biển, ngư dân bắt được đem về xẻ phơi khô hoàn toàn không hóa chất. Khô cá đuối rất dễ bảo quản có thể chế biến nhiền món ngon như chiên, nướng, gỏi.
Riêng món nướng rất đơn giản, chỉ cần có lò than hừng đỏ là được. Cá khô bỏ tủ lạnh ngăn đông, mình cá dịu mát chứ không cứng, khi nướng nóng miếng cá phồng lên to gần gấp đôi, chuyển từ màu trắng sang màu vàng ươm, trông thật đã mắt. Khô cá đuối nướng khác với các loại cá khác bởi thịt của nó có nhiều sụn, gân nên khi ăn cảm giác được độ mềm giòn ngon tuyệt.
Khô cá đù một nắng
Đặc sản khô Bến Tre không thể bỏ qua là khô cá đù một nắng đánh bắt từ biển Bình Đại, Bến Tre. Khô cá đù ngon nhất là nướng nhẹ trên lửa than hoặc chiên dầu.
Một đặc điểm khiến du khách tìm mua đặc sản này vì dù phơi khô nhưng khi chế biến vẫn giữ được độ tươi, vị ngọt lành của cá biển.
17. Dừa dứa và rau má nước dừa dứa
Nếu đặc sản Trà Vinh có dừa sáp thì dừa dứa là đặc sản Bến Tre. Gọi là dừa dứa vì nước của loại dừa này có vị ngọt đậm đà đặc biệt thơm mùi lá dứa thoang thoảng.
Dừa dứa có giá trị kinh tế cao, giá mỗi trái khoảng 18.000 – 20.000đ nhưng rất đắt khách.
Để tăng thêm phần hấp dẫn du khách, người ta thêm các phụ liệu khác vào nước dừa như rau má, đậu xanh và nhất là rau má dừa dứa nước đá được du khách vô cùng ưa chuộng.
Rau má là loại rau bổ dưỡng, nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, chữa nhiều chứng bệnh về da… Nước dừa, theo Đông y có vị ngọt, mát, tính bình, tác dụng tiêu khát, giải độc, giảm mệt nhọc, trừ phong nhiệt… Hai thứ này kết hợp với nhau quả rất tuyệt vời.
Cách làm rau má nước dừa dứa rất đơn giản: rau má rửa sạch, để ráo. Chặt dừa dứa cho nước vào ca. Tiếp đó, đổ nước dừa và rau má vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, lược lấy nước. Sau cùng chế ra ly, thêm ít nước đá và đường.
Trời nóng nực, uống một ngụm nước dừa dứa rau má mà mát lạnh cả người xua tan cái nóng oi ả của mùa hè.
18. Cá bống kho nước dừa đặc sản Bến Tre
Cá bống. Ảnh: IT |
Cá bống dừa bắt về đem chà sạch vảy, móc ruột, rửa sạch, để ráo, ướp các loại gia vị cho vừa ăn rồi cho vào nồi kho bằng nước màu dừa. Khi cá vừa thấm gia vị, vắt nước cốt dừa cho săm sấp, để lửa riu riu.
Nước cốt dừa sắc xuống, thấm vào cá thơm lựng. Sau khi nấu chín thì phần thịt và xương tách rời nhau dễ dàng nên khi ăn ít khi bị hóc xương. Thịt cá bống dừa có thớ thịt mịn, dai, vị ngọt, ít xương, ít mỡ ăn rất ngon.
Cá bống khi nước cốt dừa. Ảnh: IT |
Cá bống kho nước dừa ngon ‘đúng điệu’ khi ăn kèm cơm trắng và rau sống. Vị ngọt lành của cá hòa với vị béo ngậy của trái dừa quê khiến thực khách khó mà quên được.
19. Hoa kiểng Bến Tre
Dọc tuyến Quốc lộ 57 qua địa bàn các xã Hưng Khánh Trung B, Vĩnh Thành, Long Thới, Hòa Nghĩa… của huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), đâu đâu cũng bắt gặp cảnh người dân tất bật chăm sóc hoa để chuẩn bị đem ra chợ Tết. Những ruộng được cơi giàn, xếp từng giỏ hoa thẳng tắp bắt đầu khoe sắc.
Mỗi khi xuân về, làng hoa Chợ Lách đều trình làng kiểng quất với hình thú, hình búp sen, cây thông… rất đẹp mắt. Đặc biệt, cây quất cảnh có hình 12 con giáp là sản phẩm có một không hai ở Bến Tre.
Nghề trồng hoa, cây kiểng tại huyện Chợ Lách là nghề truyền thống ở Bến Tre với sản phẩm được yêu thích ở mọi miền đất nước. Gần Tết, người dân làng hoa càng tất bật để chăm chút từng giỏ hoa, cây kiểng sao cho đẹp nhất để phục vụ người tiêu dùng.
Muốn ghé thăm làng hoa, kiểng này, từ thành phố Bến Tre bạn đi xe khoảng 35km là được chiêm ngưỡng không biết cơ man nào các loại hoa, loại thú kiểng được tạo dáng, uốn từ những cây Mai giảo Tân Châu, mai giảo Cái Mơn, mai Phú Quý, quất, xương rồng, thanh long…
Top 19 đặc sản Bến Tre ngon nhất ăn một lần nhớ mãi hẳn mang đến cho các bạn những trải nghiệm thú vị nhất khi đến miền Tây. Khi có cơ hội đến đây, hãy thưởng thức những món ăn ngon và mua đặc sản Bến Tre về làm quà cho người thân, bạn bè.
Đừng ngại chia sẻ để bài viết đến với nhiều người hơn, bạn nhé!
Xem thêm: