Top 23 đặc sản An Giang ngon nhất phải thử một lần. Ảnh: IT |
1. Bún cá Long Xuyên đặc sản ngon nhất An Giang
Bún cá Long Xuyên với cách nấu và hương vị ấn tượng hấp dẫn nhiều du khách đã vượt qua các thương hiệu bún cá khác như bún cá Sóc Trăng, bún cá Kiên Giang, bún cá Long Xuyên, bún cá Châu Đốc…
Cá lóc đồng nguyên liệu của bún cá |
Cách làm bún cá Long Xuyên khá công phu nhưng nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, đó là nước lèo, cá lóc, bún tươi và các loại rau ăn kèm.
Nước lèo bún cá phải ngon, ngọt thì mới có được món bún cá ‘đúng điệu’ Long Xuyên. Nước lèo phải được nấu bằng xương ống, để nước lèo trong thì xương ống vừa ninh vừa vớt bọt.
Thành phần chính của bún cá là cá lóc đồng, thịt cá ngọt và dai chứ không bị bở và tanh như cá lóc nuôi. Cá đem về làm sạch rồi cho vào nồi nước lèo luộc chín. Để hạn chế mùi tanh của cá và nước lèo có màu vàng tươi đẹp mắt thì khi nấu cho thêm một ít sả và củ nghệ đập dập.
Đặc sản An Giang bún cá Long Xuyên. Ảnh: IT |
Khi nước lèo sôi lên, cá chín thì cho bún đã chần qua nước sôi vào bát, nước lèo chan ngập bún, xếp vài lát cá vàng ươm thơm phức và rau thơm phía trên. Với người miền Tây, ăn bún cá phải có giá, rau muống, rau răm có nơi thêm đậu đũa và bông điên điển.
Đang lúc bụng đói, ngửi được mùi thơm phức của bát bún cá nóng hổi, lại đẹp mắt với màu vàng của nước lèo và cá, pha trộn màu xanh, màu trắng của rau. Húp thử một muỗng cảm nhận vị ngọt thơm của nước lèo, gắp miếng cá lóc chấm nước mắm ớt thật chẳng gì ngon bằng.
2. Bò leo núi An Giang
Khác biệt duy nhất tạo nên sự độc đáo của món bò leo núi là người ta sẽ khuấy đều trứng gà tươi và ướp thịt bò. Trước khi nướng sẽ để một miếng mỡ lợn trên bếp than hồng, đặc biệt, vỉ nướng thịt là vỉ gang, ở giữa có một hình tròn nhô lên trông như hình quả núi nên người ta gọi món ăn này là ‘bò leo núi’.
Bò leo núi , đặc sản An Giang |
Trong khi nướng nhớ trở qua trở lại cho thịt bò chín đều, khi nghe mùi thơm quyến rũ, miếng thịt chín đều thì gắp ra dĩa. ‘Bò leo núi’ có thể ăn dùng kèm với bánh tráng và rau sống, chuối chát… Tất nhiên, để món ăn ngon hơn thì không thể thiếu nước chấm, nước chấm là chao hoặc mắm bò hốc là đặc sản Trà Vinh.
3. Bánh phồng cá linh đặc sản An Giang
Nguyên liệu chủ yếu của bánh phồng cá linh là cá linh, theo kinh nghiệm thì phải chọn cá linh non còn tươi thì bánh phồng mới ngon.
Cá linh |
Cách làm bánh phồng cá linh đúng chuẩn Nam Bộ là cá đem về sơ chế sạch sẽ, cắt hết đầu đuôi, bỏ ruột, rửa sạch, để ráo nước sau đó cho cá vào cối giã nhuyễn. Một nguyên liệu phải có của bánh phồng cá linh là lòng trắng trứng và bột mỳ, hai nguyên liệu này chọn theo tỷ lệ ngang nhau cùng với các gia vị tỏi, hành, bột ngọt, nước mắm, muối, tiêu sọ. Sau đó, người ta sẽ trộn đều hỗn hợp đó với cá linh giã nhuyễn.
Bước sau cùng là gói kín như bánh tét, cho vào bọc nylon bịt kín, hấp cách thuỷ rồi đem ra để nguội. Kế đến, dùng dao cắt từng lát mỏng phơi khô khoảng bốn nắng là món bánh phồng cá linh sẽ hoàn thành.
Bánh phồng cá linh. Ảnh: IT |
Khi thưởng thức, đem bánh phồng cá linh chiên nóng lên có màu vàng đậm, không trắng như bánh phồng tôm. Cầm miếng bánh đưa lên miệng, cắn một miếng bánh giòn rụm vừa xốp vừa béo ngậy, vừa mằn mặn lại thơm mùi vị hải sản, cảm giác khác lạ béo bùi, hấp dẫn không thể dừng.
4. Đặc sản An Giang bánh chăm
Cách làm bánh chăm khá công phu với nguyên liệu là hỗn hợp bột mì, hột vịt, đường thốt nốt khuấy đều tay. Khi bột bánh đã hoàn thành, người ta bắc chảo những cái chảo nhôm dày, đường kính khoảng 20 cm trên bếp rực lửa.
Chờ cho chảo nóng sẽ phết một lớp dầu vào chảo rồi mới cho hỗn hợp bột bánh vào, kế đến là rắc lớp mè rang thơm và đậy kín chảo bằng nắp đất nung nhỏ. Không cần đợi lâu, chỉ 5 phút sau là bạn sẽ có ngay cái bánh ngon lành, hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm.
Bánh chăm. Ảnh: IT |
Bánh chăm giá khá rẻ nhưng rất ngon với vỏ bánh giòn, ruột bánh lại xốp mềm, dai hòa quyện vịngọt thanh của đường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang vàng.
Có thể bạn thích:
5. Xôi Xiêm Châu Đốc
Cách làm xôi Xiêm Châu Đốc với nguyên liệu là gạo nếp ngon ngâm mềm, khi xôi phải vừa chín không quá khô và không nhão. Đặc biệt, để xôi thơm nhẹ mùi lá dừa thì người ta cho thêm ít lá dứa thơm dưới nồi nước.
Nước xốt là một phụ liệu không thể thiếu của Xôi Xiêm Châu Đốc. Nước xốt thơm, hơi ngọt, béo bùi là lớp nhân phủ phía trên xôi Xiêm. Nước xốt được chế biến rất khéo từ nước cốt dừa, lòng đỏ trứng, đường thốt nốt, bột mì.
Đôi khi ngoài lớp nước xốt sệt thơm ngon còn có chút đậu xanh hấp tán nhuyễn và một ít sầu riêng.
Khi thưởng thức xôi Xiêm Châu Đốc, bạn sẽ cảm nhận hương vị thơm ngon đong đầy trong khoang miệng bởi đặc sản An Giang này là sự pha trộn văn hóa ẩm thực vùng miền phù hợp khẩu vị người Việt.
6. Bánh bò thốt nốt Châu Đốc
Trái thốt nốt |
Đầu tiên, xay bột phải chọn gạo nàng Nhen cũ, đặc sản vùng Bảy Núi. Kế đến, mài trái thốt nốt già chín, gạn lấy bột. Đường thốt nốt chọn loại đường tán, không lẫn tạp chất và một ít nước cốt dừa. Sau đó, cho hỗn hợp trên vào thau trộn đều cùng ít nước với tỷ lệ vừa đủ và ủ kín qua đêm.
Bánh bò thốt nốt |
Sau đó, cho khuôn vào xửng hấp chừng 20 phút, đến khi mùi thơm tỏa ra khắp gian bếp thì bánh chín. Khi giở xửng lấy bánh ra, nhằm tạo hương vị đặc trưng của bánh bò thốt nốt, người ta sẽ rắc một ít dừa nạo lên rồi dùng “lá soong”, hoặc lá chuối xiêm gói bánh lại là hoàn thành.
7. Xôi phồng Chợ Mới
Xôi phồng Chợ Mới với đậu và nếp được hấp chín tương tự cách làm xôi truyền thống rồi người nấu dùng chày quết nhuyễn hỗn hợp nếp và đậu lại với nhau. Trong khi quết, bằng kinh nghiệm, người nấu sẽ cho thêm dầu ăn nhằm ‘chống dính’ và tạo độ bóng.
Xôi phồng chợ mới. Ảnh: IT |
Khi quết xong, người ta cho xôi vào khay hoặc quấn lại thành cuốn tròn dễ dàng bảo quản trong tủ lạnh.
Công đoạn chiên xôi cho phồng cũng là một điệu nghệ. Phải dùng dầu chiên vừa phải, canh lửa vừa để xôi phồng đều. Người chiên xôi phải kiên nhẫn, khéo léo. Khi chiên phải vừa tay thì xôi mới chín vàng, phồng đều.
Khi có khách, chủ nhà cắt từng khoanh, chiên với dầu nóng. Từng khoanh xôi phồng vàng ươm, thơm lừng, ăn một lần không thể nào quên.
Xôi phồng Chợ Mới ngon hơn khi chấm tương ớt, xì dầu. Đặc biệt, xôi phồng là phụ liệu không thể thiếu khi thưởng thức gà thả vườn quay hay hấp rượu thì ăn hoài không ngán.
8. Khô rắn nướng An Phú
Ngoài ra, khô rắn còn có thể trộn gỏi rất ngon bằng cách xé nhỏ miếng khô đã chín, trộn với dưa leo hoặc xoài bào nhỏ, thêm chút gia vị, ớt xắt khoanh nhỏ và rau mùi cắt nhuyễn là đã có một món nhắm bia ngon lành.
9. Cốm dẹp An Giang
Muốn ăn cốm dẹp phải trộn thêm dừa, đường và một ít nước dừa tươi. Quên sao được hình ảnh những mẹ, những chị kĩu kịt 2 đầu quang gánh với nào là xôi nếp, xôi bắp, cốm dẹp rồi cất tiếng rao trên những nẻo đường đầy nắng.
10. Tung lò mò An Giang
Tung lò mò An Giang |
Làm tung lò mò không thể thiếu những gia vị như tiêu, tỏi, cơm nguội và những phụ liệu bí truyền của người Chăm để tạo hương vị đặc trưng của tung lò mò. Sau khi, hoàn thành nguyên liệu, người ta sẽ dồn tất cả vào ruột bò giống như làm lạp xưởng. Trong khi dồn, thắt từng khúc dài khoảng 3 đốt ngón tay, tròn cỡ chân cái và đem phơi ngoài nắng khoảng ba lần.
Có thể bạn thích:
11. Bò cạp Bảy Núi, An Giang
Bò cạp Bảy Núi |
Bọ cạp Bảy Núi sống ở tận núi cao, trú ẩn bên dưới những tảng đá. Bò cạp có màu đen nhánh, hai càng to. Để bắt được những con bọ cạp to béo nhất, người dân phải chuẩn bị một cây cuốc, kẹp, một chiếc xô, khi xác định được chỗ trú ẩn của bọ cạp thì lật đá lên và kẹp bọ cạp, bỏ vào xô.
Bò cạp đã thành món ăn |
Vài phút sau, mùi thơm tỏa ra, bò cạp chín. Với món bò cạp phải ăn khi còn nóng, các loại rau ăn kèm là rau thơm, cà chua, dưa leo và vài cọng ngò. Đặc biệt không thể thiếu chén muối tiêu chanh làm nước chấm giúp tăng hương vị và kích thích vị giác.
12. Lẩu mắm Châu Đốc
Mắm sặc – loại mắm được làm từ cá sặc ở Châu Đốc, cá sặc được đánh vẩy, ủ ướp với nhiều loại gia vị như sả, ướt, đường thốt nốt, dứa, khế… Nếu như mắm sặc tạo mùi thơm phưng phức thì mắm trèn để tăng màu sắc và vị ngọt đậm thì mắm linh với cái hơi nhân nhẩn béo đặc biệt của cá đồng.
Lẩu mắm Châu Đốc |
Với bí quyết của mình, người Châu Đốc tạo nên nồi nước mắm vừa ăn; nước đậm vừa đủ ngả màu khi cho vào nước tạo thành nước lèo cho nồi lẩu, vừa sánh nhưng không đặc, tạo sự khác biệt của món ăn.
13. Gỏi sầu đâu
Lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát; hoa thì ít đắng hơn và thơm. Lá sầu đâu có thể chế biến món gỏi sầu đâu rất ngon, gỏi sầu đâu trộn với khô sặt rằn, xoài sống, dưa leo và cả thịt ba rọi, tôm…
Cây sầu đâu |
Cách làm món gỏi sầu đâu khá đơn giản, sầu đâu đem rửa sạch, để ráo, nhằm giảm bớt vị đắng thì nên trụng với nước sôi (hay nước cơm sôi).
Gỏi sầu đâu. Ảnh: IT |
Gắp một miếng gỏi lá sầu đâu chấm vào nước mắm me, nhai chầm chậm. Vị béo của thịt, vị ngọt của tôm, vị chua của me chín hòa lẫn vị đắng hậu ngọt của lá sầu đâu thấm dần vào vị giác, không thể nào quên.
14. Dưa xoài Cù Lao Giêng
Cách làm dưa xoài Cù Lao Giêng là phải chọn coài non chừng bằng ngón chân cái, gọt vỏ, xẻ đôi, hoặc xẻ tư, bỏ hột rồi cho vô nước ngâm. Kế đến đem rửa sạch, ngâm muối rồi đem xả một lần nữa khi ướp nước đường thắng cùng ớt đâm.
Cho xoài đã ướp gia vị vào bọc ni lông, cột chặt miệng, đặt trong thùng xốp, dằn nước đá. Để có những miếng dưa xoài ngon là bí quyết ướp gia vị đúng liều lượng nhưng không sử dụng phèn chua hoặc hàn the để tạo độ giòn.
Có thể bạn thích:
15. Mắm Châu Đốc, An Giang
Mắm Châu Đốc có cách chế biến phức tạp, công phu, nhiều giai đoạn với nhiều bí quyết riêng mà người ngoài hiếm khi biết được.
Cách làm mắm đúng chuẩn Châu Đốc trước tiên là khâu chọn cá. Cá phải tươi, sau khi sơ chế sạch và bỏ hết ruột thì ướp với muối hột thì cho vào các hũ, lu hoặc khạp. Bằng kinh nghiệm của mình, một tháng sau, người làm mắm sẽ vớt cá muối ra đem rửa sạch, để ráo và đem tẩm ướp ‘thính’.
Theo người làm mắm thì đây là giai đoạn quyết định độ ngon của mắm. Sau khi thính cá, người ta lại xếp từng lớp cá vào các hũ, lu hoặc khạp. Cuối cùng dùng miếng mê rổ phủ bề mặt lu và lấy thanh tre cài chéo để tấm phủ dính kín không bị hở. Để hoàn thành thì người ta đổ một lớp nước mắm cốt được nấu từ cá đồng lên trên.
Sau 1 tháng đến 1 tháng 30 ngày, khi lớp nước mắm này sẽ chuyển sang màu đỏ và trong thì người ta sẽ chao mắm với đường thốt nốt đầu mùa đã được thắng chín và để nguội. Với bí quyết bí truyền về lượng đường cũng như các gia vị kèm theo trong quá trình chao mắm mà mắm Châu Đốc sau khi hoàn thành chừng 3- 5 ngày là có thể dùng được với hương vị đặc trưng, thơm ngon.
Đến Châu Đốc, bạn nhất định phải ghé chợ để tìm mua mắm về làm quà cho gia đình, bạn bè. Đảm bảo, ăn một lần là nhớ mãi với đủ các loại mắm như mắm lóc, mắm sặt, mắm linh, mắm ba khía…
16. Cơm nị – cà púa của dân tộc Chăm Châu Giang
Cách làm món cơm nị là nấu gạo chung với sữa, có thể thêm trái nho khô nếu thích. Món cà púa thì nguyên liệu chính là thịt bò với chế biến rất riêng, đầu tiên người ta đổ rượu và gừng vào thịt bò để khử mùi.
Trong thời gian đó bắc chảo lên bếp, cho dầu vào và đợi chảo nóng thì cho thịt bò vào xào.
Cơm nị – Cà púa. Ảnh: IT |
Món cà púa không thể thiếu dừa khô, dừa khô đem nạo và một số dùng thắng nước cốt, một số đem rang vàng.
Cho cà ri, hành ớt muối vào đặc biệt không sử dụng nước mắm. Sau khi thịt bò thấm đều đổ vào nước cốt dừa hầm thật mềm, cuối cùng trộn đều dừa nạo, củ hành, rắc thêm đậu phộng rang cho đều.
17. Bánh canh Vĩnh Trung
Nồi súp với nước được ninh với xương heo, xương gà, cá đồng, tôm cùng với các loại rau gia vị như ngò gai, lá hành… mà ngon tuyệt.
Bánh canh Vĩnh Trung. Ảnh: IT |
Lúc đầu, bánh canh Vĩnh Trung chỉ ăn với cá lóc đồng, tuy nhiên về sau để thu hút thực khách thì người nấu thêm giò heo, chả, gà… mà giá lại phải chăng nên thực khách rất thích.
18. Quả trúc vùng Thất Sơn
Hiện cây trúc rừng rất quý hiếm vì chỉ còn một số ít trên các phum sóc của người dân tộc. Muốn có lá trúc người ta phải băng rừng leo núi vất vả lắm mới hái được những chiếc lá xanh nguyên vẹn.
Trái trúc Thất Sơn |
Lá và quả trúc còn là những nguyên liệu đặc biệt, không thể thiếu trong một số món đặc sản vùng An Giang.
Món đặc sắc nhất từ quả trúc, lá trúc là gà hấp lá trúc. Muốn làm vừa lòng thực khách, trước hết phải chọn được gà tơ, loại gà vườn, làm sạch, để nguyên con, ướp gia vị tiêu, tỏi, hành, bột nêm, bún, nấm, nước mắm hòn rồi đem hấp cách thủy cho đến khi da gà chuyển sang màu vàng tươm mỡ mới đạt yêu cầu. Để mùi lá trúc thấm vào thịt gà, trước khi hấp phải lót một lớp lá trúc dưới thân gà.
Gà khi ăn được chặt hoặc xé nhỏ, lá trúc xắt nhuyễn, rải đều lên thịt gà. Dưới đáy đĩa độn rau ghém bắp chuối, trang trí thêm vài chiếc lá trúc, cà chua, dưa leo, ớt… chỉ nhìn thôi cũng đã thấy ngon.
Gà hấp lá trúc. Ảnh: IT |
Gắp một miếng thịt gà còn vướng vài sợi lá trúc chấm vào chén muối ớt pha nước trái trúc vừa chua chua vừa cay cay rồi nhai chầm chậm mới thưởng thức hết cái vị thơm ngon của món ăn vừa dân dã vừa sang trọng này.
Không chỉ có bấy nhiêu, khi mệt mỏi cần chút vị ấm, lá trúc còn giúp các tay đầu bếp tài hoa biến tấu thêm nhiều món ngon độc đáo khác như cháo gà nấu lá trúc.
Có thể bạn thích:
19. Cháo bò Tri Tôn, An Giang
Ngoài những lát thịt bò thái mỏng chín tái ửng hồng thì thực khách còn được thưởng thức cái ngon của lòng bò.
Cháo bò Tri Tôn. Ảnh: IT |
Một miếng lá sách trắng đục giòn dai, miếng gan đăng đắng vị bùi, miếng phổi, miếng phèo nhân nhẫn xen lẫn trong vị ngọt của huyết bò và cả tủy bò béo ngậy. Tất cả những thức ngon ấy hòa quyện trong vị mặn cay của nước mắm gừng.
Múc từng muỗng cháo cho vào miệng, không thể quên vị chua thanh của nước trái trúc và vị cay của ớt hiểm xanh. Tất nhiên, cháo bò Tri Tôn không thể thiếu giá sống và rau thơm đó là những phụ liệu phải có trong món cháo góp phần tạo nên hương vị của cháo.
20. Chè thốt nốt An Giang
Chè thốt nốt. Ảnh: IT |
Tiếp theo cho thốt nốt, đường vào đun cho đến khi đạt độ ngọt vừa ý. Cuối cùng cho thêm bột năng vào đun trong khoảng 2 phút để tạo độ sánh của chè. Đun sôi nước cốt dừa. Cho chè ra chén, rưới nước cốt dừa lên trên cho thêm thạch dừa vào thưởng thức cùng là ngon nhất.
21. Bọ rầy Bảy Núi, An Giang
Tuy nhiên, khi đã qua bàn tay của những bà nội trợ vùng núi, con bọ rầy bắt được mang về ngắt bỏ cánh, bỏ chân, rút hết ruột rồi ngâm nước muối.
Bọ rầy Bảy Núi. Ảnh: IT |
Công đoạn này đòi hỏi phải làm thật kỹ nếu không bọ rầy sẽ có mùi hơi gắt. Người siêng chế biến sẽ bầm thịt hoặc đậu phộng nhét vào ruột bọ rầy. Sau đó, chúng được ướp thêm gia vị, đảo đều cho thấm độ 20 phút. Sơ chế xong, bọ rầy được cho vào chảo chiên giòn.
22. Lía xào, lía luộc, lía một nắng
Để tăng gia vị cho con lía người ta sẽ pha muối, đường, bột nêm, tỏi ớt vào nước và rưới lên lía. Hỗn hộp này sẽ áo lên vỏ của con lía, khi ăn sẽ có vị mặn bên ngoài hòa vào vị lía ngọt bên trong.
23. Vũ nữ chân dài đặc sản An Giang ngon nhất
Nhái cơm phơi khô đem chiên rất nhiều dinh dưỡng nhất nhiều đạm lại không chất béo lại giàu canxi. Nhái cơm chủ yếu được săn bắt trong môi trường hoang dã không nuôi nhà như ếch nên thịt ngon, không độc hại.
Vũ nữ chân dài đem chiên lên rất ngon. Ảnh: IT |
Sơ chế khá công phu, đem về phải chặt bỏ đầu, lột da, mổ bụng, lôi hết ruột ra, rửa thật cẩn thận, ướp cùng muối, tiêu và ớt để thấm đều trước khi phơi. Khi lớp da nhái bóng giòn thì đầu bếp thả nguyên con vào chảo dầu sôi già chiên giòn từ thịt tới xương hoặc nướng lên là có mồi nhậu ngay.
Có thể bạn thích:
Nếu có cơ hội đến An Giang du ngoạn, ngoài cảnh đẹp, bạn đừng bỏ qua những đặc sản tuyệt vời, hương vị thơm ngon này. Đừng ngại chia sẻ để bài viết đến được nhiều người hơn, bạn nhé!