Bài cùng chủ đề:
1. Chù ụ rang me đặc sản Trà Vinh
Tuy vẻ ngoài xấu xí thế nhưng người Trà Vinh chế biến chù ụ thành nhiều món ngon rất hấp dẫn du khách. Chù ụ có thể chế biến món chù ụ nướng than, chù ụ rang me…
Cách làm chù ụ nướng than ngon nhất là chù ụ đem rửa sạch, đem nướng nguyên con trên bếp than hồng. Sau một lúc, chù ụ trở nên đỏ tươi, thơm phức là chín. Món này ăn cùng rau dăm, miếng thịt béo ngậy chấm vào dĩa muối muối ớt hoặc muối tiêu thì còn gì bằng.
Cách làm chù ụ rang me tương tự cách làm cua rang me ngon nhất đòi hỏi sự khéo léo của người chế biến. Chù ụ rửa sạch sẽ, để khô ráo thì cho vào chảo xào qua với dầu cùng hành tỏi băm nhuyễn. Kế đến cho nước me vào rim, chú ý gia giảm gia vị cho vừa ăn.
Sau khi nếm nước me vừa ăn thì cho chù ụ vào cho đến khi thấm vị thì tắt lửa, trút ra dĩa. Món chù ụ rang me ngon không kém món cua rang me từng làm xao lòng bao thực khách.
Nếu cua rang me chỉ thưởng thức được thịt thì chù ụ rang me không chỉ ăn được thịt mà còn nhai cả vỏ mà không sợ hóc xương cho cảm giác hoàn toàn mới lạ. Màu đỏ của chù ụ nổi bật trên màu nâu đen của nước me chua ngọt thơm phức kích thích sự thèm ăn của du khách bốn phương khi du lịch Trà Vinh.
![]() |
Chù ụ rang me không chỉ ăn được thịt mà còn nhai cả vỏ |
2. Mắm bò hóc món ngon Trà Vinh
![]() |
Mắm bò hóc đặc sản Trà Vinh |
Cách làm mắm bò hóc ngon nhất phải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, làm sạch cá, trong khi người Việt làm mắm giữ đầu cá thì người Khơ-me bỏ đầu. Kế đến, người ta ngâm cá với muối cho đến khi cá trương sình lên thì đem cá phơi thật khô, ướp gia vị đường, tiêu, tỏi… cho thấm rồi dùng vật nặng đè lên ép nước cá rỉ ra hết. Rửa cá lại bằng nước muối, xếp vào lọ sành muối theo tỷ lệ một cá – nửa cơm nguội – một muối. Cuối cùng dùng nan tre cài hủ lại, nhớ là cài thật chặt và ủ tiếp khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm.
Với mắm bò hóc, người ta chế biến rất nhiều món ăn độc đáo, đậm đà hương vị mắm bò móc, đầu tiên là món bún num bò chóc. Vào quán, gọi một tô bún ra, mùi thơm đặc trưng của nước lèo hòa quyện mùi vị đậm đà của mắm, cái hương thơm của ngải bún, sả và trái chúc… Khi nếm thử có vị ngọt đậm đà, vị chua thanh thanh không lẫn vào đâu được.
Không thể không kể đến món mắm bò hóc sống trộn với chanh, ớt, tỏi và người ta nêm chút đường cho vừa ăn. Ăn mắm bò hóc không thể thiếu những loại rau, quả như khế, chuối chát, rau thơm, lá xoài non, đọt cóc hay cải sống, đậu ớt, dưa leo, cà rừng. Mới ăn thì hơi khó chịu nhưng quen rồi sẽ thòm thèm vì hương vị ấn tượng của mắm bò hóc.
3. Bún nước lèo đặc sản Trà Vinh
Nước dùng của bún nước lèo tuy có dùng mắm bò hóc nhưng được giảm bớt nên phù hợp với tất cả thực khách. Một bát bún hấp dẫn, thơm ngon nhất là sự kết hợp tinh tế giữa các phụ liệu trên.
Bạn là du khách mới đến Trà Vinh, muốn thưởng thức bún nước lèo, hãy đến quán ăn ngon nhất ở Trà Vinh phục vụ món bún nước lèo ngon là quán không tên, nằm trên đường Đồng Khởi, đối diện trung tâm tiệc cưới Hương Lực. Quán mở từ 1 giờ chiều rồi bán tới tối, tới khi hết hàng.
Có thể bạn thích:
4. Bánh ú Đa Lộc đặc sản Trà Vinh mang về làm quà
+ Nếp, đậu phộng, nấm đông cô.
+ Đậu xanh, lạp xưởng.
+ Trứng vịt muối, thịt mỡ, tôm khô.
Người ta gói bánh ú bằng lá chuối hoặc lá dong, cột bằng dây lạt. Vào ngày Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 Âm lịch, người Việt có bánh ú tro dân dã, hồn quê mang ý nghĩa sâu sắc.
Trà Vinh có đặc sản bánh ú Đa Lộc xuất xứ ở ấp Hương Phụ, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Bánh ú Đa Lộc có truyền thống lâu đời, trở thành một món ăn quen thuộc của người dân địa phương.
Cách làm bánh ú Đa Lộc ngon nhất là phải chọn loại nếp ngon ở tỉnh Trà Vinh, để nếp có màu xanh tự nhiên thì lấy lá bồ ngót xay nhuyễn rồi chắt nước trộn vào nếp.
Công đoạn làm nhân bánh cũng không kém phần quan trọng. Đậu xanh đem nấu chín, nghiền thật nhuyễn rồi cho thịt mở, lòng đỏ trứng vịt muối vào vò thành viên.
Cũng như các loại bánh ú khác, bánh ú Đa Lộc gói bằng lá chuối. Gói xong cột thành chùm đem luộc. Bằng kinh nghiệm lâu năm, người ta canh chừng khi bánh chín. Cắt bánh làm đôi ngửi mùi thơm phưng phức. ngắm nhìn vẻ đẹp nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của vỏ bánh, màu đỏ của trứng muối, màu trắng, nâu của thịt mỡ.
5. Bún suông đặc sản Trà Vinh
Phần nước dùng được ninh bởi xương heo trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, bột nêm…. thì cho thả hết chả tôm vào nồi. Kế đến đun thêm 5 – 10 phút thì chả tôm nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, lúc ấy chả tôm đã thật sự chín.
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy nước dùng của bún suông không trong như các loại bún khác mà màu ngả hơi nâu do có cho thêm me và tương hột. Nước dùng có vị chua thanh, lại thoang thoảng mùi thơm.
Ngoài chả tôm, người ta để thêm vào bát bún vài lát thịt ba chỉ luộc, giá, rau xà lách và ăn kèm bắp cải trắng bào sợi. Hỗn hợp tương xay và ớt xay chính là chén nước chấm không thể thiếu khi ăn bún suông.
Có thể bạn thích:
6. Nước mắm rươi Trà Vinh
Người Trà Vinh thu hoạch rươi vào tháng 10 đến tháng giêng, nhiều nhất là tháng chạp. Thời điểm rộ nhất là lúc “nước lên”, mưa nắng khó lường, trời càng lạnh thì rươi xuất hiện càng nhiều. Rươi bắt đầu lên là từ 4g sáng đến khi trời nắng nóng, khoảng 7-8g rươi chui trở vào lòng đất. Rươi chui lên từ trong lòng đất, trồi lên mặt nước, quấn thành búi tròn to nặng hàng chục ký.
Bí quyết để rươi lên nhiều là làm động nước, ngư dân dùng chiếc vợt tự chế vớt, nhiều nhất có khi đến 7-10kg. Tuy nhiên, khi bắt rươi nhiều người phát hiện chuyện lạ là có “vuông” vớt hoài không hết mà vuông sát bên cạnh chẳng có con nào. Lí do là rươi chỉ thích ở những vuông sạch sẽ không có tạp chất, bùn cặn thức ăn thủy sản.
![]() |
Nước mắm rim đặc sản Trà Vinh |
Càng phơi nhiều nắng thì nước mắm rươi càng “dậy”, càng ngon. Thấy rươi “sắc” từ từ múc cho vào nồi nấu sôi, để nguội, lược rồi đóng chai trong phòng kín vô trùng trước khi cho qua tia cực tím.
Quy trình này giúp nước mắm rươi trong và đảm bản an toàn vệ sinh thực phẩm. Thời gian sử dụng sáu tháng (thực tế đến cả năm). Một lần thử qua, bạn sẽ cảm nhận được hương vị rất riêng của nước mắm rươi: thơm, hậu ngọt, 20 độ đạm, nước mắm rươi có màu tự nhiên như màu mật ong.
Nước mắm rươi Trà Vinh có thể dùng để pha chế những loại nước chấm ngon tuyệt cho những món ăn khác nhau. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé: 20 cách pha chế các loại nước chấm ngon nhất đơn giản nhất
Có thể bạn thích:
8. Cá khoai nấu cháo đặc sản Trà Vinh
Các ngư dân nhiều kinh nghiệm kể rằng cá khoai bơi thành từng đàn. Cá khoai tròn, thon dài như củ khoai lang, không vẩy, phần lưng và đuôi có màu xanh đen. Đặc biệt, thịt cá khoai trắng trong, xương mềm và trong suốt.
![]() |
Biển Ba Động, Trà Vinh |
Do vùng biển Trà Vinh có nguồn thức ăn dồi dào nên, thịt cá khoai rất chất lượng. Cá khoai vừa mới đánh bắt còn tươi roi rói, dễ chế biến thành nhiều món ăn đơn giản mà hấp dẫn, điển hình như món cá khoái nấu ngót, hay cháo cá khoai rất được du khách ưa thích.
![]() |
Đặc sản cá khoai Trà Vinh |
Theo kinh nghiệm của người dân thì món cá khoai ngon phải chọn con cá tươi, mang đỏ, toàn thân trong suốt, vây ánh hồng tự nhiên. Trước khi chế biến, đem cá rửa sạch với muối pha loãng. Kế đến làm sạch mang cá, bỏ đầu và ruột, nhưng nhất định không bỏ dạ dày vì món này ăn giòn, béo. Vì cá mềm nên khi làm không nên mổ bụng khiến cá nát thịt mất ngon.
Cách làm món cá khoai nấu cháo ngon nhất:
+ Cá khoai cắt khúc vừa ăn, tẩm ướp gia vị gồm nước mắm, bột ngọt, tỏi, ớt băm nhỏ.
+ Nấu nhừ cháo, nêm nếm vừa ăn.
+ Bỏ cá vào nồi cháo, chú ý không khuấy sẽ nát cá.
+ Đun cho nồi cháo sôi lên, vớt bọt, bỏ hành lá, tiêu vào.
Cuối cùng được nồi cháo cá khoai ngon, bổ. Món này ngon nhất khi ăn kèm như mồng tơi, cải xanh, giá sống, hẹ, đầu hành… và chén nước mắm rươi giằm ớt.
Ai từng thưởng thức món cháo cá khoai đều khẳng định món này mát, bổ, có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng. Tất cả hương vị tuyệt vời của cháo, vị ngọt của cá khoai, xương nhai mềm như sụn, kèm thêm vị nồng cay của nước mắm khiến người ăn một lần nhớ mãi.
Cách làm món cá khoai nấu ngót:
+ Cá khoai cắt khúc vừa ăn, ướp với hành lá, tiêu, muối, nước mắm ngon.
+ Bắc chảo dầu lên phi với hành lá, hành trắng đập dập cho thơm, cho cà chua vào, xào săn lại.
+ Tắt bếp, để thật nguội mới đổ nước vào, nấu tiếp với lửa nhỏ cho cà chua ra nước. Nồi canh sôi lên thì cho cá đã tẩm ướp vào, hành tươi và rau răm thái nhỏ. Cá khoai chín tới là món ăn hoàn thành.
9. Bánh canh Bến Có
![]() |
Quán bánh canh Bến Có |
Từ xưa, bánh canh Bến Có đã nức tiếng gần xa nhờ vào loại bột gạo lúa mùa rất dân dã nhưng đậm đà hương vị quê hương. Ngoài bột đặc biệt, thì để có được tô bánh canh ngon phải có thịt nạc, lòng heo, gia vị và không thể thiếu món nước mắm ngon đậm đặc.
Buổi sáng sớm, nồi nước súp được nấu bằng xương heo trong nhiều giờ liền nên có vị ngọt tự nhiên. Bánh canh Bến Có ngon từ sợi bánh canh, thịt cho đến nước súp có lẽ không nơi nào có được.
10. Bánh tét Trà Cuôn
Cách làm bánh tét Trà Cuôn ngon, dẻo trải qua rất nhiều công đoạn. Từ lúc chọn những tàu lá chuối tươi, khổ rộng vừa phải, đem đi phơi nắng cho hơi rám màu, lau kỹ và xếp lại gọn gàng.
Nếp phải chọn nếp sáp ngon, có độ dẻo phù hợp không lẫn gạo hay nếp tạp khác. Nếp sáp phải đãi sạch để ráo và trộn đều với nước cốt lá ngót. Bánh có màu xanh và mùi thơm đặc trưng nhờ loại nước cốt lá ngốt này.
Ở Trà Vinh, bánh tét Trà Cuôn có giá 30.000 đồng loại nhỏ, 40.000 đồng loại trung và 50.000 đồng loại lớn. Mua về, bánh có thể dùng được từ 7 đến 10 ngày.
Có thể bạn thích:
11. Cháo ám Trà Vinh
Cách nấu cháo cá lóc ngon nhất phải chọn con cá lóc đồng lớn, còn tươi. Sau khi làm sạch thì cắt ra từng khứa, đem luộc. Khi chín thì dùng đũa giẻ từng miếng ra đem xào mỡ hành.
Nước luộc cá không bỏ mà đem nấu cháo thiệt nhừ. Cho vào nồi cháo thêm các phụ liệu như: củ hành nướng, tôm khô, khô mực nướng. Nước cháo rất ngọt và thơm, cháo chín trút cá vô. Trứng cá để riêng, được chấy nhuyễn rồi mới đổ vô nồi. Trứng cá nổi từng về vàng óng, bập bềnh trên mặt nồi.
Khi ăn, cảm nhận được hương vị đặc biệt của cháo cá lóc, ăn không thấy chán. Cháo cá lóc nấu với rau đắng ăn mới đúng điệu kèm vài thứ gia vị đặc trưng mới thành cháo ám chính cống. Một ve keo đựng mắm nêm ngon đã được pha dịu. Tương hột đâm nhỏ. ớt lấy hột bằm nhuyễn, xào sền sệt với tỏi làm tương ớt. Một lọ tiêu. Ðậu phụng rang giã nhỏ.
12. Củ cải muối Cầu Kè
Mỗi đêm thay muối mới một lần, cứ ngày phơi, đêm ngâm như vậy liên tục 7 ngày, nmỗi năm chỉ làm được hai tháng 11 và tháng chạp. Xái pấu luôn giữ kín trong lu, khạp cả năm mà không bao giờ hư hao.
Xá pấu (xá bấu, chái pấu) Cầu Kè là món củ cải muối được đóng bịch hút chân không. Sản phẩm được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận là đặc sản của huyện Cầu Kè, Trà Vinh. Củ cải muối làm món gì ngon? Củ cải muối có thể cắt nhỏ, rửa sạch nấu canh, hầm thịt gà, giò heo, sườn non hoặc ăn với cháo trắng, bánh tét. Các món chay từ củ cải muối như củ cải khô xào, củ cải khô kho khô, củ cải muối xào sả ướp… Mới đây còn có thêm món của cải muối trộn giấm đường cho vào bao bì, ướp lạnh, dùng ăn lâu ngày cũng rất ngon.
13. Tôm Khô Vinh Kim
Tôm khô Vinh Kim nổi tiếng vì độ an toàn và đặc biệt dùng nguyên liệu tép bạc đất sẵn có trong tự nhiên, không phải tép nuôi. Khi chế biến, người ta không hề dùng phẩm màu nhưng tôm khô có màu sắc đẹp, đỏ hồng, thịt rất chắc, dai, vị ngon đậm đà không thể nào quên.
Cách làm tôm khô ngon nhất không bị dính vỏ là trong quá trình làm tôm khô chỉ bỏ vào một lượng muối vừa ăn, không quá nhiều sẽ bị mặn. Ngoài ra, phơi rất lâu nên tôm rất khô và chắc, không bị mốc hay hỏng khi để lâu.
Mỗi khi Tết đến, Xuân về, tôm khô Vĩnh Kim kết hợp với củ kiệu là món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu, khiến mâm cơm ngày Tết đậm đà hơn, tròn vị hơn.
15. Bánh tráng Trà Vi
Nước muối cũng cho vừa phải nhưng nếu nhạt quá thì bánh không có độ dai sẽ bị lục, bở nát. Liều lượng bao nhiêu thì không có con số cụ thể chỉ ước lượng bằng mắt, nghĩa là pha chế theo kinh nghiệm, dần dần quen mắt quen tay trở thành chính xác.
Bánh tráng tuy không phải là món ăn chính nhưng không có bánh tráng thì cao lương mỹ vị hảo hạng cũng kém ngon. Có rất nhiều món ăn được làm cùng với bánh tráng.
Bạn chưa biết cách pha nước chấm ăn bánh tráng cuốn hãy tham khảo bài viết: 20 cách pha chế các loại nước chấm ngon nhất đơn giản nhất
16. Chả hoa Năm Thụy
Du khách chọn chả hoa Năm Nhụy yên tâm vì đặc sản Trà Vinh từng đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn. Chả hoa Năm Nhụy được bày bán trong các siêu thị lớn với chất lượng ngon, hương vị độc đáo, hợp vệ sinh, mẫu mã đẹp…
![]() |
Chả hoa Năm Nhụy |
Chả Hoa Năm Thụy thơm ngon, đặc biệt, chính gốc 100% của đất Trà Vinh. Thực khách ấn tượng với chả hoa nhất là khi cắt ra có hình một bông hoa với nhụy là trứng muối. Xung quanh nhụy là nấm mèo, chả, ngoài cùng là lớp trứng gà đánh tan chiên thành tấm cuộn bên ngoài. Chả Hoa Năm Thụy độc quyền ba loại: chả hoa, chả hình con cá hay chả pate cuộn trứng.
Có thể bạn thích:
17. Dừa sáp trái cây đặc sản Trà Vinh
Vào năm 1960, dừa sáp có mặt ở Giồng Cây Xanh tuy nhiên cũng có tài liệu cho rằng vào năm 1942 thì quả dừa sáp đã xuất hiện ở huyện Cầu Kè do một nhà sư người Khmer sang thăm Campuchia mang về làm giống. Do bị đột biến gen hoặc vì khí hậu, thổ nhưỡng nên vùng đất Cầu Kè đã khiến dừa cho trái sáp đặc biệt, trở thành một đặc sản chỉ riêng Trà Vinh mới có.
Trên cây dừa sáp, chỉ những trái không có sáp mới có khả năng tạo phôi, tạo mộng, mầm, tạo ra cây dừa sáp giống; những trái có sáp không thể để giống. Do thụ phấn chéo, thế hệ cây con khó xác định về tính trạng và chất lượng trái. Việc nhân giống dừa sáp bằng phương pháp cấy mô sẽ cho thế hệ dừa sáp đồng nhất tính trạng và chất lượng đang được ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh và Trung tâm dừa Đồng Gò (Viện nghiên cứu cây có dầu) thực hiện, và hiện đã có những thành công bước đầu.
Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Dừa Đồng Gò cũng đã thực hiện thí nghiệm “Phun phấn trợ lực nhằm gia tăng tỷ lệ trái sáp trên cây dừa sáp” và báo cáo tổng kết trước Hội đồng khoa học trong năm 2010.
18. Trái quách trái cây đặc sản Trà Vinh
Cách làm món quách ghém cùng mắm cá sặc, cá chốt hay cá trẽn trộn đường tỏi, ớt là loại thức chấm hấp dẫn được dùng với các loại rau sống như xà lách, cải thảo, bông súng… kèm thêm vài lát khế chua hoặc chuối chát để đậm vị. Thêm vào đó, người ta còn nạo cơm quách ra làm nhân cuốn chung trong rau và chấm mắm.
Cách làm món quách dầm sinh tố rất mới lạ đối với nhiều người phương xa, nhưng riêng tại Trà Vinh thì khá phổ biến. Món nước này được ưa dùng vào những ngày hè nóng bức, giúp giải nhiệt rất tốt. Múc ruột quách cho vào ly, thêm đường, sữa cùng nước đá là có ngay thứ nước giải khát lạ miệng. Vị chua thanh của quách, ngọt đường và sữa béo hòa vào nhau vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Cách ngâm rượu trái quách ngon nhất là dùng muỗng cạo lấy cơm trái quách ngâm trong hũ rượu nếp hoặc rượu gạo. Để rượu ngon hơn, người ta bổ trái ra làm vài ba mảnh ngâm rượu. Tuy nhiên, vài người thì đục vài lỗ trên trái bỏ ngâm sẽ giúp nước rượu trong, thơm hơn hai cách làm trên.
Top 18 đặc sản Trà Vinh ngon nhất hẳn mang đến cho bạn trải nghiệm thú vị nhất về ẩm thực của vùng đất Trà Vinh đậm đà bản sắc. Nếu có cơ hội đến miền Tây, hãy ghé thăm và thưởng thức những đặc sản Trà Vinh ngon nhất. Đừng ngại chia sẻ bài viết để mọi người cùng xem, bạn nhé!
Xem thêm: