Lục hoa ngư là loài cá tuyệt đẹp xứng đáng với danh xưng quốc bảo với hình chạm nổi lục hoa ngư là loài cá có nhiều tên gọi khác nhau tuyệt đẹp.
Lục hoa ngư là gì?
Lục hoa ngư là cá có hoa văn màu xanh như ngọc “lục bảo” hay vảy cá có đôi chỗ ánh màu xanh như ngọc “lục bảo” trông rất đẹp. Loài cá này có vảy điểm xuyết màu xanh như ngọc luôn mang một vẻ đẹp huyền ảo và cuốn hút. Lớp vảy lấp lánh dưới ánh sáng, phản chiếu sắc xanh biếc tựa như những viên ngọc bích lấp lánh giữa làn nước. Khi bơi lội, từng chuyển động mềm mại của chúng tạo ra hiệu ứng ánh sáng lung linh, tựa như những cánh hoa nước khẽ lay động. Đôi mắt sáng, dáng bơi uyển chuyển cùng sắc xanh điểm xuyết khiến chúng trở thành tuyệt tác thiên nhiên giữa lòng hồ nước.
Lục hoa ngư là cá gì?
Lục hoa ngư – hay còn gọi là cá tràu, cá đô – là loài cá quen thuộc, xuất hiện khắp mọi miền đất nước. Miền Bắc gọi là cá quả, cá chuối; miền Nam lại gọi là cá lóc. Từ ruộng đồng, sông hồ đến đầm phá, đâu đâu cũng thấy bóng dáng loài cá này.
Tưởng như chỉ là một loài cá bình dị, dân dã, nhưng cá tràu lại mang trong mình giá trị đặc biệt, như một “quốc bảo” của ẩm thực và văn hóa Việt. Không chỉ là món ăn gắn bó với biết bao thế hệ, cá tràu còn đi vào thơ ca, trở thành biểu tượng của ký ức quê nhà. Nhà thơ Chế Lan Viên, người con xứ Quảng Trị, từng viết những vần thơ sâu lắng về món canh cá tràu mẹ nấu – một hương vị gợi nhớ quê hương, gợi nhớ mẹ, gợi nhớ cả một thời thơ ấu xa xôi.
Một bát canh cá tràu không chỉ đơn thuần là món ăn, mà còn là hương vị của tình thân, của những tháng năm yêu thương chưa bao giờ phai nhạt.
Lục hoa ngư là cá tràu – loài cá dân dã nhưng lại mang hương vị tinh túy của đồng quê
Cá tràu – loài cá dân dã nhưng lại mang hương vị tinh túy của đồng quê, không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có tác dụng phòng trị nhiều chứng bệnh. Tháng mười âm lịch, khi vụ lúa vào độ chín vàng, cũng là lúc cá tràu béo nhất, chắc thịt nhất. Người xưa vẫn truyền miệng câu tục ngữ: “Nhất cá rô tháng giêng, nhì cá tràu tháng mười”, đủ để thấy vị thế đặc biệt của loài cá này trong ẩm thực Việt.
Từ cá tràu, người ta chế biến ra biết bao món ngon đậm đà hương quê. Ở Quảng Trị, cá tràu nấu với bột gạo làm nên món cháo vạc giường trứ danh, thơm ngọt, béo bùi.
Cá tràu kho khô đậm vị, nấu canh lại càng hấp dẫn. Một bát canh cá tràu với khế chua, me đất hay chuối xanh thái lát, thêm chút bắp chuối xắt mỏng, tạo nên sự hòa quyện tuyệt vời giữa vị chua thanh, vị chát nhẹ và vị ngọt tự nhiên của cá. Ở những vùng quê nghèo, món canh cá tràu nấu khoai môn cũng đủ khiến người ta nhớ mãi:
“Khoai môn nấu với cá tràu
Húp chưa khỏi cổ, gật đầu khen ngon”
Nhưng có lẽ, món canh chua cá tràu vẫn là hương vị gợi nhớ nhất trong lòng những người con xa quê. Một bát canh nóng hổi không chỉ làm dịu đi cái se lạnh của chiều quê mà còn gợi lên cả những ký ức thân thương. Nhìn làn khói lam bảng lảng trên cánh đồng, lại bồi hồi mong một lần được trở về.
Cá tràu – chẳng phải cao lương mỹ vị, nhưng lại là một phần của quê hương, của ký ức, của những năm tháng không thể nào quên…
Lục hoa ngư vời hình chạm nổi xứng danh quốc bảo
Không chỉ là một loài cá quen thuộc với người dân Việt, cá tràu – với danh xưng Lục hoa ngư – còn mang trong mình giá trị đặc biệt, được xem như một “quốc bảo” của nền văn hóa, ẩm thực nước nhà. Hình ảnh lục hoa ngư chạm nổi trang trọng trên Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ năm trong bộ Cửu đỉnh, đúc vào năm Ất Mùi (1836), đặt tại Thế Miếu – Hoàng thành Huế.
Một loài cá tưởng như bình dị nhưng lại in dấu sâu sắc trong lịch sử, trong nghệ thuật và trong tâm thức bao thế hệ người Việt.