Đầu bút là vũ khí chiến sĩ là thi nhân là ai, wowhay.com giải đáp câu đố đầu bút là vũ khí chiến sĩ là thi nhân là ai đúng nhất.
Đầu bút là vũ khí chiến sĩ là thi nhân là ai?
Đầu bút là vũ khí chiến sĩ là thi nhân là nhà thơ nhà văn chiến sĩ là những người cầm bút xông pha trên mặt trận chiến đấu, nhà thơ nhà văn chiến sĩ dùng bút làm vũ khí viết nên những dòng thơ, dòng văn tuyên truyền, cổ vũ, động viên, khơi gợi lòng yêu nước và căm thù giặc.
Đầu bút là vũ khí chiến sĩ là thi nhân là nhà thơ Tú Mỡ là Hồ Trọng Hiếu, nguyên do có bút danh này vì Hồ Trọng Hiếu muốn kế tục bậc thầy Tú Xương, nghe danh là chuyên trị dòng thơ trào phúng.
Các bạn có thể đọc thêm bài viết Nhà văn chiến sĩ là gì của wowhay.com để tìm hiểu thêm những nhà thơ nhà văn vừa cầm bút vừa cầm súng.
Vài nét về nhà thơ Tú Mỡ
Tú Mỡ sinh ngày 14 tháng 3 năm 1900 tại phố Hàng Hòm (Hà Nội), trong một gia đình lao động nghèo ở thành thị (tiểu thủ công).
Năm 16 tuổi (1916), ông bắt đầu “mắc bệnh” làm thơ. Trong Hồi ký, ông kể lại: “…tôi quyết tâm học làm thơ. Trước hết tôi mua bộ Hán-Việt văn khảo để nghiên cứu các thể thơ ca, từ, phú, rồi mua những tập thơ của Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Yên Đổ, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, những tác phẩm mà tôi thích đọc nhất…”
Những bài thơ Tú Mỡ:
Giòng nước ngược: tập 1 (Đời Nay xuất bản, Hà Nội, 1934), tập 2 (Đời Nay xuất bản, Hà Nội, 1941), tập 3 (Đời
Nay xuất bản, Hà Nội, 1945)
Nụ cười kháng chiến (1952)
Anh hùng vô tận (1952)
Nụ cười chính nghĩa (1958)
Bút chiến đấu (1960)
Đòn bút (1962)
Ông và cháu (tập thơ thiếu nhi, 1970)
Thơ Tú Mỡ (tập thơ tuyển, 1971), wowhay.com chia sẻ cùng bạn.
Diễn ca, chèo, tuồng…
Rồng nan xuống nước (tuồng, 1942)
Địch vận diễn ca (diễn ca, 1949),
Trung du cười chiến thắng (thơ, chèo, hát xẩm, 1953)
Tấm Cám (chèo, 1955)
Nhà sư giết giặc (chèo, 1955)
Dân tộc vùng lên (diễn ca, 1959), vv