Dỡ chà tát đìa là gì, dỡ chà tát đìa là làm gì, dỡ chà tát đìa ăn tết ở đâu, wowhay.com chia sẻ điều thú vị về dỡ chà tát đìa.
Dỡ chà tát đìa là gì?
Dỡ chà tát đìa là nét đẹp đặc trưng trong văn hóa của người miền Tây sông nước khi tết đến xuân về.
Chà là bằng cây trâm bầu, tre được bó lại chất ngay mé sông làm nơi trú ẩn cho cá, tôm. Dở chà là kéo dọn những cành cây, cây đó lên bờ lấy chỗ trống để chuẩn bị bắt cá.
Đìa là cái ao khá lớn ở sau nhà của người dân miền Tây. Do hồi xưa nhà nào cũng đào đìa quanh nhà, có nhà chừng 4-5 cái. Mùa nắng thì vét sâu rồi thả chà và lục bình để giữ cá để dành đến cuối năm tát đìa ăn Tết.
Tát đìa là tát hết nước ra khỏi những cái đìa đó để bắt cá tôm, cá trong đìa thường đủ loại, nào là cá rô, cá mè vinh… có khi may mắn được nhiều cá lóc, cá trê thì mang ra chợ bán lấy tiền sắm Tết.
Số cá tôm còn lại thì để dành sẵn trong những ngày Tết để tiếp đãi khách vì ngày Tết ăn nhiều món thịt quá cũng ngán chuyển qua món cá nhất là cá lóc nướng trui, món này được gói bánh tráng kèm rau sống, dưa cải chấm kèm với nước mắm thì ngon không thể nào quên.
Dở chà tát dìa vào thời gian nào?
Thông thường, việc tát đìa được diễn ra đúng ngày 30 tháng Chạp để bắt cá tép làm món ngon cúng ông bà và chuẩn bị các món ăn dùng trong 3 ngày Tết.
Cứ đến ngày 30 Tết, bà con trong xóm xúm lại bắt cá phụ để kịp chuẩn bị chế biến các món cho ngày rước ông bà cuối năm.
Lũ con nít trong xóm cũng chờ đợi đến ngày bắt cá cạn này để mang thau, rổ ra, cùng nhau lội xuống mương bắt cá, wowhay.com chia sẻ cùng bạn.