Lươn vọng nguyệt là con gì, Lươn vọng nguyệt là con lươn gì, Lươn vọng nguyệt ăn được không, điều đáng sợ lươn vọng nguyệt chưa ai biết.
Lươn vọng nguyệt là con gì?
Lươn vọng nguyệt là lươn ngắm trăng là loài lươn chuyên ăn vật chết, lớn lên hết sức mập mạp, nếu là đến lúc trăng tròn, sẽ hiện lên từ mặt nước, ngẩng đầu ngắm trăng, tên cổ là lươn vọng nguyệt.
Lươn vọng nguyệt có tên gọi khác là gì?
Lươn vọng nguyệt còn có tên gọi khác là lươn Hóa Cốt (theo cổ thư), nếu ăn lươn này vào sẽ thất khiếu chảy máu mà chết, qua một thời gian thì thi thể không còn, hóa thành máu, wowhay.com chia sẻ.
Tuy nhiên, lươn vọng nguyệt chỉ là truyền thuyết, xuất hiện trong các truyện Nữ Nhi Lạc Gia chứ ngoài đời thì chưa thấy bao giờ.
Thêm một loại lươn có độc mà dân gian thường hay đồn đại mà rắn giả lươn, tiếp tục đọc các bạn.
Rắn giả lươn là gì?
Rắn giả lươn là hoàng xà (còn gọi là rắn tràu) – một loài vật trông rất giống với con lươn nhưng thân mình lại có độc, tuyệt đối không được ăn. Rắn giả lươn theo chia sẻ ở phần đầu con lươn có 2 ngạnh ở 2 bên.
Theo nhiều chuyên gia về rắn lẫn người buôn bán rắn lâu năm, rắn giả lươn là câu chuyện được dân gian truyền miệng từ lâu chứ chưa qua kiểm chứng.
Một số đặc điểm nhận diện con lươn đúng nhất
Con lươn là loài lưỡng tính, da lươn không có lớp vảy bao quanh. Con lươn hô hấp bằng mang và qua lớp biểu bì.
Nơi sống của con lươn là ở những tầng đáy của những vùng ngập nước, rạch,… và đầm lầy.
Da con lươn là vàng nhạt cho đến vàng đậm, nhưng cũng có những trường hợp lươn có màu da đen lợt cho đến đen sẫm và nâu nhạt cho đến nâu sẫm.
Thân con lươn thì dẹp và trông như hình tam giác cùng với phần đuôi vót nhọn. Mắt của lươn nhỏ như người xưa thường nói ‘ti hí mắt lươn’ và còn miệng lươn thì lớn.
Các bạn để ý là chiều dài của con lươn lớn là từ 40 – 80cm với trọng lượng từ 180 – 800gr, thậm chí có trường hợp lươn lớn hơn nữa là lươn đồng ở miền Nam.
Người ta thương bắt lươn bằng cách đặt trúm, câu hay bắt bằng tay vào thời điểm lươn đẻ ( mùa mưa). Còn mùa khô ( tháng 11 – 4) người ta thường bắt lươn ở các đầm, ao, hoặc ruộng cạn nước.
Thời kỳ bắt lươn bằng ống trúm thường vào tháng 5 -10 tại các hồ, ao, đầm, kênh, mương, máng, sông ngòi…
Ống trúm thường được làm bằng một đoạn ống nứa lớn, một đầu vướng mắt, đầu kia có hom( hay vỉ) ngăn ở đầu. Trong ống ta để các loại mồi tanh để nhử lươn.
Trúm thường được đi đặt vào chiều tối. Sớm hôm sau, người ta sẽ đi thu. Có những ống thu được tới 4 – 5 con lươn, wowhay.com chia sẻ.