Nhân đề xuất bỏ tác phẩm Chí Phèo khỏi SGK gây nhiều tranh cãi, Trải Nghiệm Hay mời các bạn nhìn lại 9 tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Nam Cao.
|
Đề xuất bỏ tác phẩm Chí Phèo khỏi SGK của Sóng Hiền |
1. Tác phẩm Chí Phèo
Tác phẩm Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Nam Cao. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện tài năng viết truyện độc đáo của Nam Cao. Hiện tác phẩm Chí Phèo được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1.
Tác phẩm Chí Phèo có những tên gọi khác như:
+ Cái lò gạch cũ: Tên gọi đầu tiên của truyện, tên gọi này làm bật được sự ra đời vô cùng thảm thương của Chí Phèo không được xã hội công nhận. Cái lò gạch cũ mang giá trị hiện thực sâu sắc khi sự đầy đọa ngày ngày tháng tháng của giai cấp thống trị đối với người nông dân không cách nào thoát được. Cuối truyện, chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống cái bụng đang mang Chí Phèo con.
+ Đôi lứa xứng đôi: Tên gọi này xuất hiện khi in thành sách lần đầu năm 1941. Tên gọi này gợi đến mối tình giữa Thi Nở và Chí Phèo đồng thời làm nổi bật sự tàn ác của làng Vũ Đại và Bá Kiến đối với Chí Phèo. Tên gọi này phù hợp sở thích của người đọc thời đó nhưng khiến những giá trị khác của tác phẩm bị lu mờ.
+ Chí Phèo: Đây là tên gọi do chính nhà văn Nam Cao đổi trùng với tên gọi nhân vật chính của câu chuyện.
Nhan đề Chí Phèo thể hiện rõ nét mọi giá trị sâu sắc của tác phẩm vì đề cập đến một số phận cụ thể, số phận ấy mang cả giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân đạo.
2. Tác phẩm Lão Hạc
Năm 1943, Nam Cao viết truyện ngắn Lão Hạc thuộc dòng văn học hiện thực. Tác phẩm phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
Năm 1980, người ta đã dựng tác phẩm Lão Hạc cùng Sống mòn và Chí Phèo thành một bộ phim mang tên Làng Vũ Đại ngày ấy. Diễn viên, nhà văn Kim Lân được tin tưởng giao vai Lão Hạc.
Do phim là sự kết hợp của ba tác phẩm nên có nhiều chi tiết thay đổi so với truyện gốc. Chỉ tính riêng tác phẩm Lão Hạc có những thay đổi như:
+ Bá Kiến muốn lão Hạc bán mảnh vườn của mình nên tìm mọi cách ép lão Hạc, Bá Kiến vu con lão Hạc theo Cộng sản và bị truy bắt… nếu muốn Bá Kiến chạy chọt thì lão Hạc đành phải bán vườn cho hắn.
+ Trong truyện, Binh Tư đưa lão Hạc bả chó thì trong phim là Chí Phèo.
+ Thầy giáo Thứ viết câu chuyện của Lão Hạc và được đăng báo.
3. Tác phẩm Một Bữa No
Tác phẩm Một bữa no là câu chuyện về một người đàn bà gặp nhiều biến cố trong cuộc sống. Chồng mất sớm, một mình bà tần tảo nuôi con những mong lớn lên sẽ cưu mang bà. Thế nhưng, lớn lên hắn bỏ bà mà đi, đứa con dâu thì bỏ lại đứa con cho bà nuôi dưỡng. Bà cơ cực, bà thê thảm, nghèo khổ cùng cực phải đi ăn xin, trông chờ bữa cơm thương hại của người khác. Sau bao ngày nhịn đói, tay chân rã rời không còn sức lực, như đứa trẻ mới tập cầm đũa, không thể gắp thức ăn, làm đổ cả ra mâm.
Dù bị chê cười, chỉ trỏ suốt buổi cơm nhưng bà mặc kệ và cố ăn một cách ngon lành. Bà ăn quên cả no, ăn như chưa bao giờ được ăn. Nhưng bà đâu ngờ đó là buổi ăn cuối cùng của mình. Bà về nhà với cái bụng no căng rồi bị đau bụng thổ tả kéo dài hơn nữa tháng thì bà chết.
Bà chết no nhưng ôi chao đớn đau, hèn hạ, tủi nhục làm sao. Bà không còn giữ được phẩm giá của con người khi cơn đói khát hành hạ. Âu đó cũng là số phận của người nông dân trong sự áp bức, bóc lột đến cùng cực của bọn cầm quyền hà khắc, ác độc không cho con người quyền được sống.
4. Tác phẩm Trẻ Con Không Được Ăn Thịt Chó
Trong các tác phẩm của Nam Cao đều gián tiếp hoặc trực tiếp thể hiện vấn đề trẻ em là nạn nhân của một lối sống vô cảm, thiếu trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Sự thiếu nhân tính ấy bắt nguồn từ cái đói, miếng ăn, vì nghèo hèn, cùng cực mà vất bỏ nhân cách lương tâm sẵn sàng để trẻ con đói chỉ vì thà tin rằng “Trẻ con không biết đói, Trẻ con không được ăn thịt chó”.
5. Tác phẩm Một đám cưới
Những tưởng Một đám cưới thì vui vẻ, hạnh phúc nhưng lại không khác một đám ma, không bằng đám ma nhà nghèo. Ai ngờ được rằng, đám cưới mà chỉ có sáu người.
Ông bố vợ lom khom, khổ sở kéo mấy cành rào đầu ngõ để đám cưới tiện đường ra đi. Mẹ chồng áo quần chẳng lành lặn. Cô dâu vừa đi vừa khóc rưng rức, bên cạnh là chú rể dắt đứa em lớn. Ông bố thì đang cõng thằng bé lủi thủi bước đi.
“Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ …” Một đám cưới nhưng thực chất là chia người ra để chạy trốn cơn đói. Sau đám cưới là gia đình phân ly.
Ôi! Một đám cưới sao mà khổ sở thế?
6. Tác phẩm Đôi Mắt
Ngoài Chí Phèo thì Đôi mắt có thể xem là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nam Cao. Đôi mắt là câu chuyện của hai nhà văn Hoàng và Độ có lối sống trái ngược nhau, cách nhìn nhận về đời sống, về người nông dân, về cuộc kháng chiến hoàn toàn khác nhau.
Thông qua đó, Nam Cao đã khái quát vấn đề “cách nhìn cuộc sống” một cách sâu sắc, rất phù hợp với thời điểm hiện tại cũng như tình hình thời Nam Cao sống.
7. Tác phẩm Trăng Sáng
Trong tác phẩm Trăng Sáng, Nam Cao đã xây dựng nhân vật chính là Điền, đây có thể xem là hiện thân của cuộc đời tác giả. Điền là một ông giáo nghèo trường tư, lãnh lương tháng nào cũng không đủ nuôi bản thân và gia đình. Vợ Điền vì khó khăn, vất vả mà nhỏ nhen, ít kỷ từ lúc nào không hay. Con Điền, đứa thì phải đi chăn trâu, đứa thì phải chạy chợ kiếm ngày mấy xu rau. Chứng kiến cảnh tượng ấy hàng ngày, hàng tháng đã khiến tâm hồn Điền cằn cỗi, quên mộng văn chương để lo cơm áo gạo tiền. Cái bi kịch của người trí thức là đây chứ ở đâu bây giờ.
Trong tác phẩm có một chi tiết người đọc nhớ mãi đó là “Ánh trăng lừa dối”. Chi tiết này tiêu biểu cho văn chương lãng mạn thoát li, lấy “mây gió trăng hoa” làm nguồn thi hứng chủ yếu. Ánh trăng lừa dối gợi nhớ đến mặt trời chân thực.
8. Tác phẩm Sống Mòn
Nam Cao đã thể hiện ngòi bút độc đáo, sắc sảo qua tác phẩm Sống mòn. Qua bức tranh sinh hoạt ở vùng ngoại ô Hà Nội là cái thế giới nơi có một cái trường tư và những chuyện xảy ra chung quanh ngôi trường tư. Nơi đó là chỗ kiếm sống của hai nhà giáo Thứ, San với Đích, Oanh là đồng nghiệp và là người chủ cái trường.
Advertisement
9. Tác phẩm Đời Thừa
Ai từng đọc tác phẩm Đời thừa của Nam Cao hẳn điều có chung nhận xét truyện có kết cấu rất tự nhiên, thậm chí không có cốt truyện. Nam Cao có nhắc đến quá khứ không mấy tươi sáng của Từ cùng với thời gian Từ và Hộ quen nhau nên vợ nên chồng. Tuy nhiên, toàn bộ tác phẩm xoáy sâu vào sự dằn xé trong suy nghĩ và sự khổ tâm của Hộ vì không thể tập trung tâm trí vào văn chương mà phải dầm mưa dãi nắng lo cuộc sống hàng ngày.
Top 9 tác phẩm nổi tiếng nhất của Nam Cao và rất nhiều tác phẩm khác đã chứng tỏ Nam Cao là cây bút hiện thực lớn (trước Cách mạng), nhà báo kháng chiến nổi bật (sau Cách mạng). Nam Cao thật sự là nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 và có rất nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.